Việc sử dụng hóa chất trong trồng trọt chỉ có lợi ích trước mắt nhưng gây hậu quả lâu dài. Gây ảnh hưởng đến môi trường, mất cân bằng sinh thái, sinh ra các bệnh khó chữa. Hiện nay, người ta ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để đảm bảo an toàn hơn. Vậy các ưu điểm chế phẩm sinh học trong canh tác trồng trọt là gì?
Các ưu điểm của chế phẩm sinh học như sau:
- Không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, cây trồng về lâu dài.
- Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái và giúp cân bằng hệ sinh thái.
- Giảm thiểu sự trôi chảy các dưỡng chất, góp phần tăng năng suất cây trồng. Chất lượng được nâng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Có khả năng tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây trồng. Giảm thiểu bệnh hại, tăng sức đề kháng cho cây trồng mà không ảnh hưởng môi trường.
- Giúp tăng khả năng phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững. Cũng như chuyển hóa các phế thải sinh học, phế thải công nông nghiệp. Góp phần làm sạch môi trường sinh thái.
- Không gây hại đến kết cấu của đất, không làm thoái hóa đất. Mà góp phần tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.
- Dùng chế phẩm sinh học vừa tiết kiệm chi phí, vừa dễ sử dụng, nhanh chóng và rộng rãi.
Ứng dụng chế phẩm sinh học
Việc dùng các chế phẩm trong sinh học được xem là ứng dụng của khoa học kỹ thuật. Tuy có hiệu quả thiết thực nhưng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do điều kiện canh tác chưa tập trung, còn thưa thớt nhỏ lẻ. Do đó chưa có giá trị chuyển giao cao. Nên cần khuyến cáo sử dụng rộng rãi hơn trong canh tác cây trồng. Bên cạnh đó, cần quản lý mùa vụ, tập trung cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong trồng trọt. Như thế mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với nông nghiệp.

Thành phần của chế phẩm sinh học
Nhóm 1: gồm những vi sinh sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, lactobacillus,… Thường được trộn chung vào thức ăn để kích thích tiêu hóa, giúp vật nuôi tăng trưởng tốt. Bacillus và lactobacillus là các vi khuẩn yếm khí.
Nhóm 2: Gồm các vi sinh có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn của vi sinh vật gây bệnh. Chúng được sử dụng để xử lý các chất hữu cơ và khí độc trong môi trường.
Nhóm 3: Là những vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường. Như các vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter… được dùng để xử lý nước ao nuôi và nền đáy. Nitrosomonas sp. và Nitrobacter là những vi khuẩn hiếu khí. Do đó cung cấp lượng oxy đủ để cho vật nuôi sinh trưởng khỏe mạnh. Và tạo điều kiện cho men vi sinh hoạt động men một cách tốt nhất.