CÂU HỎI VỀ PHÂN TRÙN QUẾ VÀ NẤM TRICHODERMA

A/ CÂU HỎI VỀ PHÂN TRÙN QUẾ:

1. Con trùn quế có ăn rễ cây hay gây hại cho cây trồng không?

Trong phân trùn quế tươi đã qua giảm ẩm thì ngoài các vi sinh vật có lợi còn có  số kén trùn,  thì khi chúng ta bón vào đất thì phần kén trùn sẽ nở ra tăng nhanh số lượng trong đất.

Thức ăn chính của con trùn quế là hữu cơ hoai mục, nên rễ cây còn tươi và đang phát triển thì con trùn quế sẽ không ăn được. Ngoài ra nó còn đào xới trong đất nhưng không làm đứt rễ mà chỉ tạo cho đất hoặc giá thể tơi xốp hơn, dễ hút nước hơn và thoáng khí hơn rễ sẽ dễ lấy được chất dinh dưỡng hơn.

Tóm lại con trùn quế có trong đất không có hại cho cây trồng.

2. Dùng phân trùn quế để bón lá thì làm như thế nào?

(Phân trùn quế bón lá giúp các loại rau cũng như cây cành lá phát triển , lá dày to hơn, xanh mướt)

Lấy phân trùn quế tiến hành ngâm trong nước từ 20 – 24h để thành phần dinh dưỡng trong phân trùn quế hòa tan vào trong nước (nên ngâm vào thùng phuy hoặc bồn chứa) để lắng và sau đó dùng nước này phun ; bã bón vào gốc cây sẽ làm cho đất, giá thể tơi xốp hơn, ko bị lãng phí.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng dịch trùn quế để bón lá cho cây ăn lá.  Dịch trùn quế là sản phẩm của quá trình thủy phân trùn quế tươi bằng vi sinh, enzyme. Dịch trùn quế với thành phần chủ yếu là acid amin, trung vi lượng và vi sinh vật có lợi cho cây trồng.

3. Dùng phân trùn quế thay cho phân hóa học có được không?

Phân trùn quế thành phần dinh dưỡng rất giàu, đối với các loại cây trồng có thể dùng phân trùn quế thay cho giá thể hoặc bổ sung vào đất trồng thay cho phân hóa học đối với giai đoạn cây con; việc sử dụng phân trùn quế không sử dụng thêm bất cứ loại phân hóa học nào cây cũng đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

Đối với cây lâu năm, cây ăn quả thì nhu cầu dinh dưỡng của cây nhiều hơn như vậy nếu sử dụng phân trùn quế sẽ sử dụng một lượng rất lớn và tốn nhiều chi phí, nên cũng có thể dùng kết hợp giữa phân trùn quế và phân hóa học bởi phân trùn quế giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng cao hơn, nếu chỉ sử dụng phân  bón hóa học thì cây chỉ sử dụng được 30% lượng phân bón cho cây, khi kết hợp giữa phân trùn quế và phân bón hóa học cho cây thì nó sẽ giúp cho cây hấp thu hơn 30% lượng phân bón. Bởi vì trong phân trùn quế có một loại vi sinh sẽ giúp cố định đạm hoặc phân giải phân lân, kali giúp kích thích cho rễ cây sử dụng phân bón hiệu quả hơn.

Do đó đối với các loại cây trồng tùy theo yêu cầu thì có thể kết hợp phân trùn quế  với phân hóa học thì giúp cây sử dụng hiệu quả các chất dinh dưỡng trong phân hóa học và giảm lượng phân hóa học hàng năm mà mỗi đợt bón phân cho cây sẽ giảm chi phí trong sản xuất.

4. Dùng phân trùn quế tươi hay đã qua xử lý sẽ tốt hơn?

Phân trùn quế tươi là sau khi trùn thải ra dùng trực tiếp cho cây trồng, còn phân trùn quế khô là phân trùn quế này là sau khi đã được phơi để giảm ẩm. Về bản chất cả 2 loại phân này về thành phần dinh dưỡng là như nhau, hàm lượng mùn trong 2 loại này cũng không thay đổi . Do đó dùng tươi hay khô đều tốt. Tuy nhiên, trong phân trùn quế tươi vẫn còn kén, hay 1 số vi sinh vật có lợi, do vậy khi bón vào đất thì nó sẽ cải tạo đất tốt hơn và giúp phân giải các chất hữu cơ có trong đất. Đối với phân trùn quế tươi do còn các vi sinh vật và trùn sống trong đó nên khi bảo quản tránh ánh nắng mặt trời, hoặc nhiệt độ quá cao sẽ làm chết vi sinh vật và trùn giống có trong phân. Đối với phân trùn quế mặc dù đã qua xử lý giảm ẩm nhưng vẫn giữ ở mức độ ẩm mà các vi sinh vật có ích và kén trùn vẫn còn tồn tại, tuy nhiên lượng vi sinh vật và kén trùn không nhiều như phân trùn quế tươi.

Còn một dạng phân trùn quế khác là phân trùn quế dạng viên nén thì khi chúng ta nén lại hoặc phơi khô thì sẽ giảm được độ ẩm trong phân trùn quế giúp cho việc bảo quản được dễ dàng hơn. Phân trùn quế khô hoặc dạng viên nén này sẽ thích hợp như một loại phân tan chậm.

5. Dùng phân trùn quế nhiều cây có bị ngộ độc, cháy cây hay bị chai đất hay không? Trong trường hợp bón dư phân trùn quế có ảnh hưởng gì không? Pha quá liều lượng cây có chết không?

Trong phân trùn quế lượng dinh dưỡng hữu cơ cao, nếu sử dụng nhiều cùng không bị chai đất. Ngoài ra pH của phân trùn quế ở mức trung tình từ 7-7,5 do đó nếu sử dụng nhiều cũng không gây kiềm hóa và axits hóa đất. Nó có thể làm cải tạo đất rất tốt và hoàn toàn không có hại cho đất khi sử dụng nhiều; các thành phần dinh dưỡng khoáng cũng như các chất dinh dưỡng đa lượng trung lượng trong phân trùn quế cũng được giải phóng dần dần và cây sử dụng từ từ không quá nhiều giống như khi sử dụng phân hóa học bổ sung 1 lúc trực tiếp quá nhiều thì sẽ gây cho cây không sử dụng hết hoặc bị ngộ độc. Ngoài ra trong phân trùn quế có một số nhóm vi sinh vật có khả năng cố định các kim loại nặng có hại giúp cho cây không hấp thu quá nhiều và cây sẽ không bị thừa các kim loại nặng. Do vậy, khi sử dụng phân trùn quế cây sẽ không có dư lượng kim loại nặng trong cây.

6. Làm cách nào để nhận biết phân trùn quế sống hay phân trùn quế chín

Khái niệm này dùng để phân biệt được là phân trùn quế đó trùn đã ăn hết lượng thức ăn bổ sung vào hay không?

 Phân trùn quế sống là phân trùn còn lẫn thức ăn hoặc rác hữu cơ cũng như phân bò khi bổ sung vào mà trùn ăn không hết. Phân trùn quế sống sẽ có màu nâu tươi hơn, sáng hơn so với phân trùn quế chín và mùi hơi ngây ngấy mùi phân bò. Trong phân trùn quế sống thì phần phân bò mà trùn quế ăn chưa hết sẽ còn một số mầm bệnh cũng như là cỏ dại.

Đối với phân trùn quế chín thức ăn đã được trùn quế ăn hết hoàn toàn 100% do đó sẽ có màu nâu sậm hơn, nâu đen và mùi sẽ hơi tanh nhẹ do dịch trùn tiết ra, không còn mùi hôi của phân bò và rác thải hữu cơ. Trong phân trùn quế chín này trùn đã tiêu hóa hết hoàn toàn lượng thức ăn cung cấp vào , do đó số lượng hạt cỏ dại cũng như các mầm bệnh đã được trùn tiêu hóa hết .

Do đó sử dụng phân trùn quế chín sẽ tốt hơn phân trùn quế sống.

7. Phân trùn quế có gì tốt cho cây?

Thành phần mùn chứa trong phân trùn quế >50% thành phần, do đó chúng ta bón vào đất giúp đất thông thoáng hơn và thành phần mùn này giúp đất tơi xốp hơn tạo cho cây sinh trưởng tốt hơn trên đất này.

– Hàm  lượng đa trung vi lượng dồi dào và ở dưới dạng này cây có thể sử dụng trực tiếp, do vậy khi bón phân trùn quế cho cây sẽ thấy hiệu quả sau thời gian ngắn

– Có 2 chất kích thích sinh trưởng là Humac và IAA( Axit Indo Axetic), 2 chất này kích thích cây phát triển bộ lá, tán cây cũng như thân cành vượt trội hơn.

– Phân trùn quế có rất nhiều chủng vi sinh vật có ích , đặc biệt là phân trùn quế khi đã xử lý có bổ sung thêm nấm Trichoderma rất mạnh trong việc phân giải chất hữu cơ ngoài ra còn đối kháng mạnh với các chủng nấm gây bệnh giúp cây kháng bệnh tốt hơn, hạn chế các mầm bệnh trong đất cũng như giá thể; và một số dòng vi sinh vật cố định đạm phân giải lân, kali giúp cây sử dụng các chất dinh dưỡng này hiệu quả hơn, cây hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn để sinh trưởng và phát triển.

– Phân trùn quế giữ ẩm rất tốt,  khi bổ sung phân trùn quế vào trong đất sẽ làm đất tơi xốp, thông thoáng hơn, giúp giữ nước và giữ ẩm cho đất giúp cây lấy được nước và chất dinh dưỡng nhiều hơn.

8. Dùng phân trùn quế dạng bột bón gốc cho hoa lan được không?

Đối với cây lan giá thể của cây thường phải đảm bảo giữ được độ ẩm, thông thoáng cho hệ rễ của cây, do vậy trong trồng lan người ta hay sử dụng phân trùn quế viên nén để bón cho lan,

9. Kết hợp phân trùn quế với phân NPK được không?

Có thể dùng phân trùn quế trộn vào đất trước, sau 15 – 20 ngày bổ sung thêm phân NPK thì  cây sẽ hấp thụ phân bón hiệu quả hơn. Phân trùn quế độ ẩm tầm khoảng 50-60% nên dùng riêng, không trộn trực tiếp vào các loại phân hóa học vào sẽ bị vón cục và lượng phân hóa học nồng độ cao dễ làm chết hệ vi sinh vật có trong phân trùn.

10. Cách nhận biết phân trùn quế thật giả trên thị trường
  • Màu nâu sẫm
  • Rất tơi
  • Độ ẩm 40%, nắm chặt tay không bị ướt nhẹp, phân không bị vón thành cục.
11. Cải ngọt nhà em trồng bị vàng lá, trước đó em đã trộn phân bò với đất để trồng sau đó bón phân trùn quế nhưng bị vàng lá thế có phải do bón phân trùn quá nhiều không ạ.

Phân trùn quế bón nhiều không có hại cho cây, có thể là do chậu trồng của mình bị dư ( úng) nước ạ, bạn nên kiểm tra xem có thoát nước tốt không ạ.

12. Cho mình hỏi tí, mọi người trước khi trồng cây thì trộn đất với những loại phân bón gì ạ, mình cảm ơn

Bạn nên trộn đất với phân bón hữu cơ nhất là phân bón hữu cơ đã qua xử lý như phân trùn quế, phân bò hoai,… và có thể bổ sung thêm nấm Trichoderma để phòng nấm bệnh cho cây.

13. Cây bị suy yếu rễ kém có bón được phân trùn quế ko ?

Mỗi cây có cách chăm sóc khác nhau. Cây hoa kiểng hay cây bụi nhỏ bị suy rễ thì mình thay giá thể, bổ sung thêm phân trùn quế cây sẽ hồi phục lại. Với cây lớn, cây thân gỗ khi bị suy rễ mình kiểm tra cây có bị bệnh không. Có thể dùng thuốc kích rễ cho cây nhanh hồi phục và bổ sung thêm phân trùn quế sau đó cây dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.

Cây  trồng lâu thì có thể do hết chất dinh dưỡng trong đất, trộn thêm phân trùn quế và đất thịt bổ sung vào gốc, bầu cây.

14. Sau khi trồng cây lấy đất cũ cho thêm phân trùn quế có trồng lại đc ko ?

Có thể sử dụng lại đất trồng cây cũ, phơi và xử lý sạch bệnh bằng vôi hoặc chế phẩm sinh học. Sau đó dùng đất đó bổ sung phân trùn quế và trồng cây lại được .

15. Bón nhiều phân trùn quế quá liều lượng cây có chết ko ?

Phân trùn quế lành tính và không sợ nóng nên  bón nhiều không sợ ảnh hưởng xấu đến cây, chỉ là chi phí sẽ cao

B/ CÂU HỎI VỀ NẤM TRICHODERMA

1. Công dụng của nấm Trichoderma đối với cây trồng

Có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các nấm bệnh hại cây trồng gây các bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ, héo rũ.

– Tạo điều kiện cho vi sinh vật cố định đạm trong đất phát triển. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ của cây trồng.

– Phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin… trong chất thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây được hấp thu dễ dàng.

– Kết hợp với các phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ vi sinh vật có lợi và giữ độ pH của đất.

2. Nấm Trichoderma phun vào lá cây bị bệnh được không?

Không nên phun Trichoderma trên lá khi lá cây bị bệnh.

Nấm bệnh có thể sống được trên lá vì chúng ăn tế bào sống. Còn Trichoderma  phân huỷ  xác bả cây trồng, phần cây có tế bào cây bị chết- cây đã chết, chỉ phân hủy được khi cây chuyển màu vàng, cây không còn diệp lục, cây mất màu xanh, Tricho không gây hại và tấn công khi cây- tế bào thực vật còn sống(còn diệp lục-chất xanh),  nếu phun Trichoderma sẽ không có tác dụng nhất là lúc trời nắng hoặc trời mưa sẽ lãng phí.

3. Bón vôi bao nhiêu ngày thì có thể tưới Trichoderma được?

Phải hơn 30 ngày, nếu sớm hơn vôi còn nóng gây chết nấm Trichoderma

6. Có thể dùng Trichoderma để phun xịt trên cây con của cây ăn lá và cây ăn quả có được không?

Trichoderma chủ yếu là dùng để tưới gốc, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng để phun cho cây con cũng như lá và quả để phòng trừ nấm bệnh.

7. Ủ phân và nấm Trichoderma rồi cho thêm vôi bột vào để ủ cùng có được không?

Tuyệt đối không được trộn chung Trichoderma với vôi, có thể rắc vôi  bón cây trước, sau 20-30 ngày mới bón phân

8. Sầu riêng bông đang ra nhú, ra mạnh nên sử dụng loại nào để phòng trị nấm hiệu quả lâu và an toàn không ạ?

Để phòng trị nấm cho sầu riêng có hiệu quả lâu mà lại an toàn cho cây bạn nên sử dụng chế phẩm có thành phần nấm Trichoderma ạ.

9. Các bác ơi nhà e có nhiều phân gà lắm mà ko biết ủ ntn. E chỉ có trấu và ít vôi liệu ủ như vậy có được không các bác ??

ủ vôi với trấu thì hiệu quả chưa cao đâu ạ, khi ủ mình nên bổ sung thêm Trichoderma để phân hoai nhanh hơn và phòng trừ nấm bệnh hại trong phân ạ.

10. Mn ơi cho e hỏi tý.Chả là nhà e nuôi tằm nên phân tằm có nhiều e muốn bón cho cây rau em bón thẳng k phơi hay ủ gì hết đc k ạ

Cũng được nhưng để tốt hơn nên ủ thêm với chế phẩm Trichoderma để tăng hiệu quả cũng như giảm bớt mầm bệnh hại cây ạ

Sử dụng nấm trichoderma hạn chế và ngăn ngừa các loại bệnh trên cây như sau:

– Hạn chế vàng lá, thối rễ, xì mủ, chết dây, rụng đốt, chết nhanh, chết chậm … ( thường xuất hiện ở hoa lan, hoa hồng, cây cảnh, cây ăn quả…)

– Ngăn ngừa hiện tượng thối rễ, lở cổ rễ, thối thân ( bệnh thường xuất hiện ở cây cà chua, dưa hấu, dưa leo, ớt, cải bắp, …)

  • Ở cây sầu riêng: nấm Phytophthora là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây sầu riêng, đáng chú ý nhất là gây hiện tượng chết rũ (héo rũ) và chết ngọn cây., bệnh xì mủ chảy nhựa, bệnh nấm trái, bệnh vàng lá,..
  • Ở cây bưởi: Bệnh vàng lá thối rễ do tuyến trùng

CÂU HỎI VỀ TRICHODERMA

1. Cây sầu riêng nhà tôi trồng được một thời gian thì bị chết héo khô ngọn, lá bị héo từ trên xuống với lại thấy lá của cành bệnh cũnh héo rụng. Cho tôi hỏi cây nhà tôi bị bệnh gì và chữa trị sao là được vậy?

Trả lời: rất có thể cây sầu riêng của anh đã bị nấm bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Để phòng trị anh có thể sử dụng biện pháp sinh học là dùng chế phẩm chứa nấm Trichoderma spp., xạ khuẩn Steptomyces spp., chế phẩm EM. Tưới vào quanh gốc và vùng rễ cây để hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora spp. trong đất.

Hoặc anh có thể sử dụng chế phẩm sinh học đa chủng Phyto – M (có chứa các vi sinh vật đối kháng Trichiderma harzianum, Bacillus methylotrophicus và Streptomyces misionensis), liều lượng bón (0,4 tấn/ha) vào thời điểm trước mùa mưa có khả năng hạn chế nguồn nấm Phytophthora sp., nấm Fusarium sp.Verticillium sp., tồn tại trong đất trên vườn trồng sầu riêng.

2. Gần đây một số cây sầu riêng trong vườn nhà tôi bị xì mủ, có cây bị nứt thân rồi thối quả. Tôi nên chữa trị như nào mong mọi người mách giúp với?

Trả lời: như những gì anh nói và hình ảnh anh đưa lên có thể cây nhà anh đã bị bệnh xì mũ do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cây. Anh có thể chữa trị bằng cách dùng chế phẩm chứa nấm Trichoderma spp., xạ khuẩn Steptomyces spp., chế phẩm EM. Tưới vào quanh gốc và vùng rễ cây để hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora spp. trong đất. Hoặc có thể dùng thuốc hoá học theo cách sau cũng đươc.

Quét gốc: Hằng năm nên tiến hành quét vôi quanh gốc, cao từ 70 – 90 cm để hạn chế sự lây nhiễm nấm Phytophthora spp. từ đất lên thân cây sầu riêng. Hoặc quét nước thuốc Bordeaux 5% trước mùa mưa.

– Phun thuốc: Mỗi năm có thể phun tán 3 – 4 lần với Bordeaux 1% hoặc các loại thuốc gốc đồng luân phiên với các thuốc hóa học có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Phosphonate, Fosetyl aluminium, Cymoxanil + Fosetyl aluminium để phòng bệnh. Nồng độ sử dụng theo hướng dẫn của sản phẩm.

– Tiêm thuốc: Mỗi cây trưởng thành tiêm 3 – 5 ống tiêm Chemjet 20 ml với thuốc có hoạt chất Phosphonate nồng độ 20%, mỗi năm tiêm 1 – 2 lần sau mỗi đợt chồi non để phòng bệnh. Đối với cây đã bị nhiễm bệnh trên thân, cành, có những vết thâm đen các bó mạch dẫn thì không sử dụng biện pháp này vì đây là hoạt chất kích kháng chỉ có tác dụng trên cây chưa bị bệnh.

– Bôi thuốc: Đối với những cây có vết bệnh còn nhỏ thâm đen và chảy gom trên thân, cành. Dùng dao bén cao bỏ phần mô chết, bôi lên mặt cắt và xung quanh dung dịch thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Fosetyl aluminium, pha tỷ lệ 1%. Tiến hành vào lúc trời khô ráo hay không mưa. Nồng độ sử dụng theo hướng dẫn của sản phẩm.

– Cưa bỏ và tiêu hủy: Đối với những cây bị nhiễm bệnh nặng, thân chính và các cành trên cây đều bị những vết thâm đen, cây rụng lá không có khả năng phục hồi thì tiến hành cưa cây và nhổ bỏ rễ đem tiêu hủy để tránh lây lan nguồn bệnh. Xử lý hố bằng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Fosetyl aluminium, Cymoxanil + Fosetyl aluminium để tiêu diệt nguồn bệnh.

3. Không biết vườn nhà mọi người có bị không, vườn nhà em có mấy cây sầu riêng con thấy cành héo úa rồi vàng rụng luôn. Mấy ngày sau thì cây chết. Em mới trồng chưa có kinh nghiệm, các bác cho hỏi thế cây em bị gì vậy ạ?

Trả lời: Theo như anh nói thì mình nghĩ cây nhà anh bị bệnh thối rễ rồi đấy anh. Bệnh này nhiều nguyên nhân lắm có thể là do Pythium Complectens, Fusarium, Phytophthora gây nên. Hoặc cũng có thể do đất trồng  của nhà anh bị thiếu phân hữu cơ,  với lại anh bón phân hóa học thời gian dài làm đất bị chua, đất dẽ chặt, ít vi sinh vật có lợi, pH thấp < 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

4. Vậy cho em hỏi bệnh thối rễ này thì chữa như thế nào đây, chứ cây con mới trồng mà bị nhiều vầy em lo quá?

Trả lời: Bệnh này thường diễn ra ở rễ nên khó phát hiện lắm anh ạ. Nếu anh muốn phòng trị thì có thể làm như bên em hướng dẫn ạ;

Trước khi trồng phải cày xới đất vườn thật kỹ rồi phơi ngoài nắng nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng để tiêu diệt mầm bệnh có sẵn trong đất.

Đối với những cây sầu riêng con đã bị bệnh nặng và chết nên nhanh chóng nhổ bỏ hết gốc rễ đem tiêu hủy ngoài khu vực vườn trồng.

Thoát nước tốt cho vườn trồng, không để vườn bị ngập úng chống nước chảy tràn trên vườn trồng.

Bón bổ sung phân chuồng ủ hoai, bón vôi hằng năm để giúp đất tơi xốp, tăng pH của đất (pH từ 5-6 là tốt nhất),  hạn chế các loại nấm bệnh trong đất bằng cách kết hợp nấm đối kháng Trichoderma (Trichotec, Tricho 11,…), Eco Killer, Phytopin Gold vào các đợt bón phân trong năm giúp tốt đất, tốt cây.

Ngoài ra việc bón phân cho cây con đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp tăng cường lượng vi sinh vật có lợi trong đất, giúp cây sầu riêng con đủ dinh dưỡng phát triển và chống chịu mầm bệnh tốt hơn

5. Chỗ em giờ đang là mùa mưa rồi các bác, hôm qua em có ra thăm vườn sầu riêng mới trồng thì thấy có cây con mà trên lá có mấy cái đốm nâu nâu, ngay chỗ gần bìa lá. Có mấy cây đã chết mà em không để ý thấy. Thế là cây em bị gì vậy ạ!

Trả lời: Chỗ vườn mình đang có mưa hả anh, nếu thế thì chắc là cây anh bị thán thư mất rồi. Bệnh này là do nấm Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioidess gây ra đó anh. Để em bày anh cách phòng trị, anh làm như này là được này anh:

Thường xuyên thăm vườn, đặc biệt trong giai đoạn vườn ươm, phát hiện và tiêu hủy những cây nhiễm bệnh để tránh tình trạng lây lan.

Sử dụng gốc đồng (Tinh chất đồng) kết hợp với hoạt chất trị nấm như Phytopin Gold phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2. Nếu cây bệnh nặng có thể sử dụng các thuốc hóa học đặc trị như: Metalaxyl, Azoxystrobin, Difenoconzole,… phun từ 2-3 lần đến khi vết bệnh khô lại.

Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm Trichoderma (Trichotec, Tricho 11). Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất như Bio Roso, Eco Killer.

Tạo vườn cây thông thoáng, mật độ cây vừa phải và cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa khô nhưng vẫn đảm bảo thoát nước tốt cho vườn trồng.

6. Em mới trồng sầu riêng vụ đầu, nghe nói cây này hay bị bệnh xì mủ có đúng không ạ? Mà có cách nào nhận biết không với nếu được mọi người bày em cách phòng luôn với. Em cảm ơn ạ!

Trả lời: bệnh này anh có thể quan sát một số biểu hiện như này là dễ phát hiện ra lắm nha anh. Anh nhớ chú ý thăm vườn thường xuyên để kiểm tra ạ.

Trên thân cành: Thân cành của cây khô ráo nhưng có vết nứt hoặc chảy nhựa, bà con nên dùng dao cạo bỏ phần mô mặt bị chết phía trên, nếu thấy có màu nâu, thâm đen, hư hại thì đây chính là biểu hiện của bệnh.

Trên lá: Bệnh tấn công cây sẽ khiến lá có những chấm đỏ màu nâu, sủng nước và lan rộng nhanh nếu điều kiện không khí có độ ẩm cao, sau cùng sẽ trở thành những chấm tròn màu nâu đen, sủng nước và rìa chuyển sang màu vàng nhạt nhỏ.

Trên quả: Là những đốm đen nhỏ sủng nước và lan rộng nhanh, nấm tạo thành một lớp màu trắng xám với nhiều bào tử bên trên bề mặt của quả và có thể lây lan qua gió mưa.

Khi phát hiện anh nhớ trị kịp thời chứ không nó nặng là khó chữa lắm đó anh. Anh tham khảo cách trị bệnh này nhé:

Phun tán cây với các loại thuốc như Phytopin Gold, Tinh chất đồng phun ướt toàn cây. Đồng thời, tưới thuốc bệnh vào phần đất xung quanh gốc, mỗi gốc tưới từ 20-30 lít thuốc tùy theo cây lớn nhỏ bằng hoạt chất Eco Killer, Phytopin Gold, Trichoderma (Trichtec, Tricho 11).

Thân cành: Bà con dùng dao cạo bỏ hết phần vỏ bị thối nâu và làm sạch sau đó  dùng thuốc ĐẶC TRỊ nấm hoạt chất như: Phytopin Gold kết hợp với Nano Cu…. pha sệt quét lên vết bệnh, cách ngày quét lại cho đến khi vết bệnh khô hắn.

Tuy nhiên việc dùng thuốc phun lên tán cây hay bôi trực tiếp có phần không hiệu quả do nấm Phytophthora gây bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, thuốc phun hoặc bôi sẽ nhanh mất tác dụng, chưa kể sầu riêng trưởng thành lại cao rất khó phun thuốc điều trị. Thay vào đó bà con có thể dùng phương pháp chích thuốc bằng ống tiêm sẽ đưa ra hiệu quả điều trị tốt hơn, cây nhanh hồi phục và nhanh khỏi bệnh. Loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi cho phương pháp này là Phosphonate.

7. Không biết vườn nhà mọi người có bị không, vườn nhà em cây đang lớn thì bị thấy trên thân cây có mấy cái đốm hồng là bị bệnh gì, có nguy hiểm cho cây không vậy ạ!

Trả lời: nếu có thấy xuất hiện mấy cái đốm hồng như anh nói thì chắc cây bị nấm hồng rồi á anh. Bệnh này nếu anh không chữa trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm cho cây lắm đó anh. Anh nên trị sớm theo cách bên em hướng dẫn như này nè anh:

Để phòng chống mầm bệnh phát triển, bà con nên trồng cây với mật độ thích hợp, tỉa cành định kỳ.
Những cành bệnh nặng và chết do nấm bệnh nên nhanh chóng cắt bỏ và tiêu hủy tránh việc lây lan.

Nơi vết cắt cần được quét vôi thuốc để tránh việc mầm bệnh xâm nhập.

Khi phát hiện có nấm hồng cần sử dụng hoạt chất Phytopin Gold kết hợp Tinh chất đồng với thành phần là nấm nấm Chaetomium và công thức đồng nano có thể tiêu diệt các loại nấm hại trên cây. Nếu bị nặng phun lặp lại lần 2 cách 5-7 ngày. Quét thuốc lên vết bệnh mới xuất hiện và ở các vị trí bệnh có thể xuất hiện. Sử dụng các loại thuốc nói trên.

Ngoài ra bà con nên kết hợp với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng thông qua việc bón phân như Bio Roso, Bio Nut, Khoáng Vi Sinh (Bocatic) đế cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, đủ khả năng để chống lại mầm bệnh, một trong những loại phần bà con có thể sử dụng đó là phân hữu cơ vi sinh.

8. Tôi đang tính chuẩn bị trồng cây ăn quả thì mới đầu bón lót bón phân chuồng thôi có được không hay cần bổ sung thêm gì nữa?

Trả lời: Khi bón lót cho cây anh nên bón phân chuồng nhưng nên bón phân chuồng đã ủ hoai thì tốt hơn ạ. Khi ủ mình có thể dùng chế phẩm Trichoderma để ủ thêm để giúp phân nhanh hoai hơn với lại hạn chế được mầm bệnh còn trong phân đó anh. Nếu mình không có sẵn phân chuồng thì mình có thể thay thế bằng phân hữu cơ khác như phân bò hoai, hoặc phân trùn quế đã qua xử lý là tổt hơn ạ.

9. Cho em hỏi với ạ, cây nhà em đã trồng được hơn năm rồi mà sao phát triển chậm quá, mà lá nó còn chuyển sang màu hơi vàng. Mọi người giúp em xử lý với ạ!

Trả lời: cây bị còi cọc kém phát triển mà lá còn bị vàng nữa thế chắc là cây bị bệnh vàng lá do nấm Fusarium gây nên rồi. Anh thửt xử lsy theo cách sau xem có hiệu quả không ạ:

Nếu pH đất trồng quá thấp cần bón vôi bột cho cây để nâng pH cho cây trồng.

Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, tiến hành tỉa cành tạo tán để vườn cây trở nên thông thoáng, tránh mầm bệnh xâm nhập tấn công cây trồng.

Thoát nước tốt cho vườn trồng, không để vườn bị ngập úng chống nước chảy tràn trên vườn trồng.

Nếu vườn sầu riêng vừa phát hiện bệnh, anh nên nhanh chóng dùng các hoạt chất như Phytopin Gold + Eco Killer hoặc các chất Cymoxanil + Mancozeb + Metalaxyl để tưới vùng gốc rễ cho cây và phun lên tán cây theo nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc, khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Hằng năm trước khi bước vào mùa mưa, anh nên bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh với nấm đối kháng Trichoderma (Trichotec, Tricho 11,…) đồng thời kết hợp với Eco Killer  bón cho cây nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào vườn, tấn công rễ cây.

10. Nhà em trồng ớt mà cây ớt nhà em bị thối ngay chỗ vỏ cây, với lá cũng bị khô héo rụng quá trời, nhiều cây chết luôn thế có phải là bệnh lỡ cổ rễ không ạ. Tại em nghe nói cây ớt hay bị bệnh này mà lại chưa biết cách trị sao cho đúng:

Trả lời: Đúng rồi đấy ạ, cây ớt nhà mình nếu thế là bị lỡ cổ rễ rồi ạ. Mình có thể thử cách phòng trị như bên em xem thử ạ. Bên em thường dùng hai cách là sinh học và hoá học nhưng nếu cây mình bị nhẹ thì mình nên sử dụng theo cách sinh học là tốt và an toàn cho cây hơn ạ. (Áp dụng hết cho tất cả các loại cây)

Sinh học: 

+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.

+ Cày bừa kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.

+ Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh

+ Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước.

+ Đối với cây họ bầu bí, dưa không dùng rơm rạ lúa bị bệnh đốm vằn tủ liếp trồng. Đốt rơm rạ trước khi trồng dưa.

+ Không dùng nước tưới từ mương lục bình

+ Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước; vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.

+ Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, không bón nhiều đạm, bổ sung thêm Trichoderma vào đất để bảo vệ hệ rễ cây.

Hoá học:

. + Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trị: Validacin, Bonanza,…

+ Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole…

– Phun  thuốc:  hoạt  chất  Azoxystrobin,  Validamycin  hay  hỗn  hợp  các  hoạt  chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun 7-10 ngày/lần.

– Đối với cây bông: Sau khi bông mọc, có thể phun thuốc từ 1 đến 2 lần bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Monceren 250 SC, liều lượng 0,3–0,4 lít/ha

+ Monceren 70WP liều lượng 0,2 kg/ha.

+ Validamicin 50 EC liều lượng 1,0 lítt/ha

11. Mùa dịch này em tính trồng rau cho gia đình mà sao rau nhà em nó hay bị héo với vàng lá, em trồng cải ngọt. Vậy do đất hay do bị bệnh vậy ạ. Có cách nào giúp em không mọi người.

Trả lời: rau cải nhà mình bị bệnh héo rũ rồi chị ơi. Bệnh này là do có nấm bệnh trong đất gây nên đó chị. Để em giúp chị cách phòng trừ, chị làm thử xem có hiệu quả không ạ.

Biện pháp canh tác:

– Luân canh cây trồng khác họ.

– Sử dụng giống kháng.

– Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C trong 25 phút.

– Bón vôi trước khi trồng.

– Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế nguồn bệnh, bón phân cân đối để cây khỏe.

– Tránh tạo vết thương cho cây.

– Nên chọn đất có điều kiện thoát nước tốt.

Biện pháp cơ giới vật lý: Nhổ bỏ cây bị bệnh.

Biện pháp sinh học: Dùng các chế phẩm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng.

Biện pháp hóa học: Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc như Rovral 50 W P, Ridomil MZ…

12. Em thấy mọi người hay sử dụng Trichoderma, vậy Trichoderma có tác dụng gì vậy ạ?

Trả lời: Có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các nấm bệnh hại cây trồng gây các bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ, héo rũ.

– Tạo điều kiện cho vi sinh vật cố định đạm trong đất phát triển. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ của cây trồng.

– Phân giải tốt các chất xơ, chitin, lignin, pectin… trong chất thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây được hấp thu dễ dàng.

– Kết hợp với các phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ vi sinh vật có lợi và giữ độ pH của đất.

13. Em thấy Trichoderma mọi người hay dùng phun, thế lá cây bị bệnh có phun được không ạ?

Trả lời:  Không nên phun Trichoderma trên lá khi lá cây bị bệnh.

Nấm bệnh có thể sống được trên lá vì chúng ăn tế bào sống. Còn Trichoderma  phân huỷ  xác bả cây trồng, phần cây có tế bào cây bị chết- cây đã chết, chỉ phân hủy được khi cây chuyển màu vàng, cây không còn diệp lục, cây mất màu xanh, Tricho không gây hại và tấn công khi cây- tế bào thực vật còn sống(còn diệp lục-chất xanh),  nếu phun Trichoderma sẽ không có tác dụng nhất là lúc trời nắng hoặc trời mưa sẽ lãng phí.

14. nếu đã bón vôi trước thì khi nào dùng Trichoderma được ?

Trả lời: Phải hơn 30 ngày mới nên dùng, nếu sớm hơn vôi còn nóng sẽ gây chết nấm Trichoderma.

15. Các bác ơi nhà e có nhiều phân gà lắm mà ko biết ủ ntn. E chỉ có trấu và ít vôi liệu ủ như vậy có được không các bác ??

Trả lời; ủ vôi với trấu thì hiệu quả chưa cao đâu ạ, khi ủ mình nên bổ sung thêm Trichoderma để phân hoai nhanh hơn và phòng trừ nấm bệnh hại trong phân ạ.

16. Mn ơi cho e hỏi tý.Chả là nhà e nuôi tằm nên phân tằm có nhiều e muốn bón cho cây rau em bón thẳng k phơi hay ủ gì hết đc k ạ

Trả lời:  Cũng được nhưng để tốt hơn nên ủ thêm với chế phẩm Trichoderma để tăng hiệu quả cũng như giảm bớt mầm bệnh hại cây ạ.

17. Mình trồng dưa hấu cây đã có 2-3 lá thật, lá héo, cây đỗ ngã và chết (cổ rễ có màu nâu đen tóp lại)? Cho hỏi cây bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng trừ

Trả lời: Cây của bạn bị bệnh do nấm Rhyzoctonia solani gây ra, Nấm xâm nhập vào rễ cây con làm thối cổ rễ. Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ trung bình trên 30oC.

+ Biện pháp phòng trừ

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước

+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.

+ Cày bừa kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.

+ Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh

+ Đốt rơm rạ trước khi trồng dưa.

+ Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước;

+ Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, hoặc phân vi sinh, không bón nhiều đạm.

+ Dùng các chế phẩm vi sinh vật có lợi trong đất như Trichoderma sp để hạn chế bệnh phát triển.

Có thể sử dụng thuốc Fosetyl-aluminium (Aliette, Alpine,…); Propineb (Antracol,..); Validamycin (Tung vali, Vali, Valivithaco, Vanicide, Vida(R),…); Carbendazim (Carban, Carbenda supper, Carbenzim,…);…

18. Mình trồng cà chua trên lá và cây có biểu hiện như hình? Cho mình hỏi cây bị bệnh gì ? và cách phòng trị ?

Trả lời: Cây của bạn do nấm Phytopthora infestans (Mont.) de Bary gây ra.

Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ, trời âm u có sương mù, ở các vùng đất trũng thấp, ít thoát nước, bón phân không cân đối, bón quá nhiều đạm.

Biện pháp phòng trừ

Giống: Trồng giống kháng bệnh.

– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Bón vôi, phân hữu cơ trước khi gieo trồng. Bón phân cân đối, tăng lượng bón phân kali và lân. Luống đánh cao, rãnh rộng để dễ thoát nước.

– Vườn ươm phải là nơi đất cao ráo, sạch sẽ. Không nên trồng cà chua gần ruộng khoai tây và không luân canh kế cận với khoai tây.

– Thường xuyên  kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời ngoài đồng ruộng, khi thấy phát sinh các ổ bệnh đầu tiên cần phải phân loại ruộng để có kế hoạch phun thuốc ngăn chặn ngay.

 Sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ với phân chuồng hoai mục để bón lót.

Biện pháp hóa học:

– Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

– Khi phát hiện bệnh trên đồng ruộng có thể sử dụng một số loại thuốc gốc đồng và thuốc chứa các hoạt chất Mancozeb, Phosphorous, Fosetyl-aluminium như: Ridomil Gold 68WP, Aliette 80WG, Eddy 72WP+ Klifos, Agrifos 400…

19. Cà chua nhà mình lá bị héo vàng( như hình) cho mình hỏi cách phòng trị?

Trả lời: Cây của bạn bị bệnh Bệnh héo vàng

Nguyên nhân bệnh do nấm Fusarium oxysporium  gây ra

Bệnh phát triển nhiều khi thời tiết ấm, trên đất cát và đất chua. Nấm tồn tại trong đất vài năm, nhiệt độ thích hợp là 28oC.  Nấm truyền qua hạt giống, cây con bị nhiễm trước khi trồng hoặc do gió, nước, công cụ làm đất…..

Biện pháp phòng trừ

Giống: Chọn giống sạch bệnh.

– Thu dọn, đốt cây bị bệnh.  Nếu đất bị nhiễm nặng thì phải luân canh với cây không phải họ cà trong vòng 5 – 7 năm.

– Chủ động hệ thống tưới tiêu, không tưới quá ẩm. Trồng mật độ thích hợp với từng giống, bón phân cân đối hợp lý tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe.

– Dùng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng hoai để bón lót, lượng 3-4kg/tấn phân chuồng.

Biện pháp hóa học:

– Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

– Khi bệnh xuất hiện có thể sử dụng một số thuốc hóa học để phun phòng trừ bệnh có hoạt chất Zineb, Propiconazole, Difenoconazole, Hexaconazole, Mancozeb như: Ramat 80 WP, Zin 80 WP, Zithane Z 80WP, Tilt, Catcat 250EC, Score, Anvil, Saizole 5SC, Ridomil Gold 68WP….

20. Cây hoa cúc phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu nâu xám, lở loét, rễ bị thối mềm, lá bị héo rũ. Nhổ cây bệnh rễ bị đứt ngang gốc, chỗ vết đứt thối nham nhở. Cho mình hỏi cách phòng bệnh cho cây?

Trả lời: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ không khí khoảng 22-28 độ C; đất thịt nặng, đất bí chặt và đóng váng sau khi tưới hoặc sau mưa.

Cách Phòng bệnh:

– Trước khi trồng, phải thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng vụ trước đem tiêu hủy. Đất trồng cúc phải tơi xốp, thoát nước tốt. Xử lý đất bằng vôi bột trước khi trồng.

– Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh, bón phân cân đối N, P, K, đặc biệt tăng cường phân lân và kali.

– Dùng các chế phẩm vi sinh vật có lợi trong đất như Trichoderma sp để hạn chế bệnh phát triển.

Sau khi mưa nếu đất bị đóng váng nên tranh thủ xới phá váng ngay. Khi xới tránh làm tổn thương gốc rễ cây.

Trị bệnh:

Khi xuất hiện bệnh cần phòng trừ kịp thời, không để bệnh lây lan. Dùng các loại thuốc đặc trị nấm như: Anvil 5SC, Bavistin 50FL, Benlate 50WP, Fundazole 50WP, Monceren 250 SC, Validacin 3L/5L… để phòng trừ.

21. Tôi nghe nói nhiều về Trichoderma nhưng không biết chế phẩm này phòng trị được những bệnh gì, mong được giải đáp?

Trả lời: Hạn chế vàng lá, thối rễ, xì mủ, chết dây, rụng đốt, chết nhanh, chết chậm … ( thường xuất hiện ở hoa lan, hoa hồng, cây cảnh, cây ăn quả…)

– Ngăn ngừa hiện tượng thối rễ, lở cổ rễ, thối thân ( bệnh thường xuất hiện ở cây cà chua, dưa hấu, dưa leo, ớt, cải bắp, …)

  • Ở cây sầu riêng: nấm Phytophthora là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây sầu riêng, đáng chú ý nhất là gây hiện tượng chết rũ (héo rũ) và chết ngọn cây., bệnh xì mủ chảy nhựa, bệnh nấm trái, bệnh vàng lá,..
  • Ở cây bưởi: Bệnh vàng lá thối rễ do tuyến trùng.