Dưa leo là một loại quả giàu nước và chất xơ không thể thiếu trong những bữa ăn của gia đình. Dưa leo là loại cây khó trồng trong chậu vì cần nhiều không gian để leo cao. Tuy nhiên bạn có thể trồng những loại dưa leo cây bụi thay vì loại dây leo, hoặc bạn cũng có thể làm dàn hoặc cắm cọc cho chúng phát triển. Hãy cùng Huy Long bỏ túi cách trồng dưa leo trong chậu một cách đơn giản thông qua việc lựa chọn đất dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc nhé!
Các bước trồng dưa leo đơn giản tại nhà:
Bước 1: Chọn đất trồng cây
Đất trồng dưa leo là loại đất cần được xử lý kĩ, tốt nhất là đất cát pha hoặc đất được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng. Có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho đất trồng dưa leo bằng cách trộn cùng gỗ mùn, phân hữu cơ (phân trùn quế,….) hoặc phân xanh.
Trước khi trồng từ 7 – 10 ngày bạn nên bón 1 lớp vôi bột, phân chuồng hoặc phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò hoai mục,…). Bạn cũng nhớ trộn đều phân đạm + lân + kali rồi xới đều với nhau để tăng thêm độ Ph của đất để thờ kỳ đầu cây phát triển được tốt nhất.
Đối với dưa leo trồng chậu: trộn 50 dm3 đất với phân hữu cơ (nên chọn các loại phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao và ít có mùi hôi như phân trùn quế) theo tỉ lệ 7:3. Tiếp sau đó bổ sung 20 gr phân lân, 20gr NPK, 20 gr vôi bột và 20 gr hữu cơ vi sinh vào mỗi chậu.
Bước 2: Chuẩn bị cây giống
Hạt giống gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt gieo dưới lớp đất 0,5 – 1cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất xung quanh. Nếu trồng trong chậu, có thể gieo trực tiếp vào chậu. Cần chuẩn bị chậu kích thước tối thiểu có đường kính 30 cm. Mỗi chậu gieo 5 – 7 hạt. Sau gieo 7 – 10 ngày, cây con có khoảng 4 lá, có thể cấy (nên cấy vào lúc chiều mát) hay tỉa bỏ những cây thừa. Mỗi chậu nên trồng từ 1 – 3 cây.
Bước 3: chăm sóc
Cây dưa leo có thể để mọc bò lan trên mặt đất hay mọc leo quanh thân cọc thẳng đứng. Ưu điểm của việc mọc leo quanh thân cọc sẽ giúp cho quả dưa leo phát triển vươn cao khỏi mặt đất (theo thân cọc), điều đó sẽ giảm khả năng dưa chuột bị hư hại hoặc thối/nát.
Nếu để dưa leo bò lan trên mặt đất, nên lưu ý việc bỏ rơm khô hoặc bìa các-tông bên dưới để giữ cho quả dưa được sạch sẽ. Trong một số điều kiện, có thể hứng chịu thời tiết lạnh, ẩm ướt.
Bước 4: Tưới nước
Khi cây dưa leo trong thời kỳ trổ hoa, cần lưu ý không để cho cây bị khô hạn hay thiếu nước tưới. Trong giai đoạn này cây đã khá cứng cáp (không bị chết khi tưới nước quá nhiều). Nên sử dụng loại chậu/bình hay khu vực đất trồng có hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học.
Bước 5: Thu hoạch
Càng thu hoạch nhiều dưa leo thì cây càng phát triển nhanh hơn. Thời điểm phù hợp nhất để thu hoạch dưa leo là khi quả dưa có kích thước vừa phải (đầu quả con cánh hoa chưa rụng, vỏ xanh mượt, vẫn còn lớp phấn trắng) hoặc có chiều dài vừa phải (khoảng 15cm), như thế sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển hơn nữa.
Những thông tin mà Huy Long chia sẻ qua bài viết hy vọng nhiều người sẽ biết thêm cách trồng và chăm sóc dưa leo trong chậu tại nhà. Đặt mua trực tiếp phân trùn quế, phân hữu cơ đang được ưa chuộng trên thị trường tại website: https://phanbonhuylong.com/. Chi tiết thắc mắc vui lòng gọi ngay 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ thêm.