KĨ THUẬT CANH TÁC CÂY CÓ MÚI THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Hiện nay ngành nông nghiệp đang dần chuyển đổi từ phương thức sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất hữu cơ, không sử dụng các loiaj thuốc bảo vệ và phân bón hóa học. Phương thức canh tác này đang được rất nhiều hộ nông dân quan tâm và đầu tư. Trong đó, các mô hình canh tác cây có múi theo hướng hữu cơ đang dần cho thấy mình là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Vậy làm thế nào để canh tác cây có múi theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả, hãy cũng Huy Long tìm hiểu nhé:

1.Thiết kế vườn cây có múi:

Lựa chọn địa điểm trồng cây:

Để sản xuất cây có múi theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao thì việc đầu tiên cần làm là lựa chọn vùng đất thích hợp để canh tác. Nơi này càn đảm bảo một số điều kiện sau:

+ điều kiện để cây có múi phát triển: là nơi có nhiệt độ khô nóng vào ban ngày và nhiệt độ lạnh lúc đêm phù hợp. 13 – 38oC được coi là nhiệt độ rất thích hợp cho sự phát triển của cây.

+ Ngoài ra, cây cần được trồng trên loại đất có kết cấu tốt và độ sau vừa phải, có hệ thống thoát nước và giàu dinh dưỡng, PH trung bình từ 5 – 7 là thích hợp.

Một số chú ý khi trồng cây có múi:

  • Nên tạo thảm thực vật bằng cách trồng thêm các cây họ đậu để tăng thêm dinh dưỡng cho vườn cây có múi
  • Để có thể kích thích hoạt động của vi sinh vật có trong đất nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ (phân bò, phân trùn quế,…) và đạm hữu cơ
  • Cây có múi là loại cây cần nhiều ánh sáng nên khi trồng nên chú ý mật độ của cây để tất cả cây trong vườn đều được nhận đủ ánh sáng
  • Trước khi trồng nhớ bón lót bằng phân bón hữu cơ xuống hố trồng để kích thích sự phát triển nhanh chóng cho cây

Đối với vườn cây mới:

  • Nên trồng đa dạng các loại cây có múi trong vườn, bên cạnh đó nên trồng xen thêm các cây thuộc họ đậu
  • Để kiếm soát nhiễm nấm nên trồng các loại cây với mật độ thích hợp giúp cho cây nhận đủ ánh sáng và thông khí tốt
  • Có thể trồng xen với các loại cây hàng năm như ngô, đậu ở giai đoạn thiết lậ vườn khoảng hai mùa hoặc xen với các cây ăn quả khác với khoảng cách phù hợp để có thể quản lý hiệu quả dịch hại tổng hợp.

Đối với vườn cây đang sản xuất

  • Gia tăng sự đa dạng sinh học:
  • Tỉa cành và tạo tán thích hợp: Công việc này nên được thực hiện trước khi cây ra hoa. chiều cao cây nên được duy trì mức dưới hai lần khoảng cách trồng trong một hàng. Phương pháp tỉa như sau:
  • Các nhánh cây bị bệnh và chết hải được loại bỏ thường xuyên
  • Cắt bỏ bất kỳ nhánh phụ bên bao gồm cả những nhánh đang phát triển vào bên trong tán cây,
  • Cho phép 3-4 nhánh chính để hình thành khuôn sườn tán của cây,
  • Duy trì một gốc duy nhất lên đến độ cao 100 cm, và gom tán lại hoặc phá vỡ chồi chính để kích thích các nhánh bên.

2.Lựa chọn cây giống

Chọn gốc ghép có khả năng thích ứng với điều kiện địa phương, chịu hạn, chống chịu các bệnh nhiễm từ đất và năng suất. Khi mua cây giống cần lựa chọn từ vườn ươm tốt, có thương hiệu để đảm bảo không nhiễm bệnh.

cam

3. Cải thiện dinh dưỡng trong đất trồng:

Việc quản lý dinh dưỡng trong đất và sức khỏe đất có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của cây và năng suất chất lượng của quả. Các kĩ thuật quan lý đất đối với cây có múi bao gồm:

  • Áp dụng kiểu làm đất tối thiểu
  • Ứng dụng mạnh phân hữu cơ.
  • Phương pháp nông lâm kết hợp và trồng xen canh
  • Sử dụng cây che phủ (thực vật dưới tán) hoặc lớp phủ
  • Kiểm soát xói mòn đất

4. Quản lý cỏ dại thích hợp:

Nên tiến hành cắt giảm các laoij cây che phủ trong vườn khi chúng bắt đầu cạnh tranh với các loại cây trong vườn. Không sử dụng các loại thuốc diệt cỏ mà thay vào đó là làm cỏ bằng tay. Vì là canh tác theo hương thức hữu cơ nên có thể sử dụng các giải pháp phòng trừ sinh học hay thuốc sinh học nằm trong danh mục cho phép của sản xuất hữu cơ.

5. Quản lý các loại sâu bênh hại:

  • Lựa chọn giống phù hợp có các chồi và gốc ghép được thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương, tăng sức đề kháng và giảm bớt sâu bệnh.
  • Giám sát thường xuyên tình trạng của vườn
  • Tạo môi trường sống đa dạng bao gồm thiết kế kiểu vườn, hàng rào, dải hoa và cây nông lâm kết hợp tăng cường thiên địch của sâu bệnh.
  • Quản lý phù hợp sự màu mỡ của đất cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của cây.
  •  Tỉa cành, tạo tán phù hợp và tăng sự thông khí của vườn cây ăn quả.
  • Diệt và phá hủy các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh làm giảm áp lực sâu bệnh hại trong vườn.
  • Kiểm soát trực tiếp bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên như hoa cúc, cây thuốc cá, cây neem, xà phòng, chất khoáng và dầu thực vật cũng như các kỹ thuật đánh bẫy được sử dụng trong sản xuất cây có múi hữu cơ.

6. Quản lý nguồn nước và hoạt động tưới tiêu:

Cần tưới trong thời kỳ khô hạn, đặc biệt là trong và sau khi ra hoa, để đảm bảo đủ nước, cải thiện ra hoa, đậu trái, tăng kích cỡ quả và hàm lượng nước trong trái cây. Nước cần có chất lượng tốt, không có hóa chất độc hại, kim loại nặng, vi khuẩn độc hại và muối. Phân tích nước thường xuyên là yêu cầu quan trọng bắt buộc trong chứng nhận hữu cơ.

7. Tiếp thị và cấp giấy chứng nhận hữu cơ

Hiện nay sản xuất trái cây hữu cơ vẫn còn ít. Tuy nhiên, đang có chiều hướng gia tăng hàng năm song song với nhu cầu phát triển ngày càng tăng cho các sản phẩm hữu cơ, trong đó cây có múi đã và đang là hướng đi bền vững gắn liền với canh tác hữu cơ tại Việt Nam. Vì vậy đây là cơ hội rất tốt cho sự tăng trưởng sản xuất hữu cơ hiện nay. Trong tương lai, việc hiểu rõ kỹ thuật canh tác hữu cơ cho các loại cây có múi là điều cấp thiết và cần được quan tâm.

Đặt mua trực tiếp phân trùn quếphân hữu cơ đang được ưa chuộng trên thị trường tại website: https://phanbonhuylong.com/. Chi tiết thắc mắc vui lòng gọi ngay 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ thêm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *