1. Phân chuồng là gì?
Phân chuồng là dòng phân hữu cơ được tạo thành từ hỗn hợp nước tiểu, phân gia súc, gia cầm… và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp (rau, cỏ, rơm, rạ …), rác thải hữu cơ và phân xanh … được ủ bằng phương pháp truyền thống hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để ủ.
Lượng phân của các loại động vật thải ra trong vòng 1 năm
Nguồn phân | Số lượng |
Lợn
|
1,5 – 2 tấn/cpn/năm
|
Gà | 0,1 – 0,2 tấn/con/năm
|
Dê | 0,8 – 1,2 tấn/con/năm |
Trâu, bò | 7 – 10 tấn/con/năm |
Ngựa | 5 – 7 tấn/con/năm |
Bảng: thành phần dinh dưỡng của các loại phân chuồng
2. Lý do nên dùng chế phẩm sinh học để ủ phân chuồng
ủ phân chuồnglà biện pháp hết sức cần thiết trước khi bón cho đồng ruộng. Việc sử dụng phân chuồng tươi ( phân chuồng thô) thường gây tình trạng mất dinh dưỡng trong đất canh tác. Dưới đây là một số lý do vì sao nên ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học:
Phân chuồng có chứa các dư lượng độc tố như các chất kích thích, các kháng sinh, thuốc sát trùng, vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố hữu cơ khác.
Nhiều chất trong số các độc tố này có thể khử đi được qua kỹ thuật ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học có nhiệt độ cao. Từ đó người ta khuyến cáo áp dụng kỹ thuật ủ phân chuồng đúng cách để làm cho hoai mục và triệt tiêu các dư lượng kể trên trước khi sử dụng để bón cho rau màu.
Một số phân chuồng tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng. Khi dùng bón cho các loại cây trồng đang canh tác, những muối khoáng này có thể gây hậu quả tương tự như việc bón quá nhiều các phân bón hóa học.
Với số lượng quá dư thừa chúng có thể làm cháy rễ các cây con, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và làm giảm thời gian bảo quản của nông sản
Khi áp dụng quy trình ủ phân chuồng đúng kỹ thuật sẽ chuyển hóa phân súc vật, nguyên liệu độn trải chuồng và các sản phẩm thô khác thành mùn hữu cơ, là một thành phần tương đối ổn định, giàu dinh dưỡng hỗ trợ các phản ứng hoá học, có trong các vùng đất phì nhiêu
3. Các lưu ý khi bón phân chuồng
Nếu sử dụng phân chuồng thô thì nên bón ít nhất 60 ngày trước khi thu hoạch đối với các loại rau dùng ăn sống. Nếu có thể thì tránh bón phân chuồng thô sau khi đã gieo trồng.
– Không nên dùng phân chuồng pha vào nước rồi tưới cho rau.
– Không nên sử dụng phân chó, phân mèo, và phân heo bón cho rau màu vì các loại phân này có chứa các ký sinh trùng có thể lây lan sang con người.
– Nên rửa thật sạch các loại rau đã được bón phân chuồng thô trước khi ăn.
– Để bổ sung hiện tượng thiếu canxi trong phân chuồng, bà con hãy bón kết hợp thêm các loại phân khác hoặc sử dụng vôi bột nông nghiệp để canh tác nhé!
Những thông tin mà Huy Long chia sẻ qua bài viết hy vọng nhiều người sẽ biết thêm về Trichoderma và chế phẩm liên quan. Đặt mua trực tiếp chế phẩm Trichoderma đang được ưa chuộng trên thị trường tại website: https://phanbonhuylong.com/. Chi tiết thắc mắc vui lòng gọi ngay 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ thêm.