Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải đang rất nghiêm trọng. Việc phân loại, thu gom, tái chế rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ là một trong những định hướng đúng đắn. Mục đích là tạo ra phân bón cho nền nông nghiệp và góp phần giảm thiểu chất thải ngoài môi trường. Cách làm này đang được đa phần bà con nông dân ứng dụng bởi sự thân thiện với môi trường. HUY LONG sẽ cùng bạn tìm hiểu phân rác hữu cơ có ưu nhược điểm gì đối với môi trường.
Phân rác hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ từ rác hay còn được gọi tắt là phân rác. Là loại phân không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Phân rác được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống các nguyên liệu như rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,… Có thể kết hợp ủ với một số phân có men như phân chuồng và lân, vôi…để đạt được hiệu quả nhanh chóng. Phân rác có thể dùng để bón lót co cây. Nhưng nếu ủ thời gian lâu hơn cho phân hoai kĩ thì cũng có thể dùng cho việc bón thúc.
Ưu điểm phân rác hữu cơ

- Tăng độ tơi xốp cho lớp đất nền
- Giúp ổn định, vững chắc kết cấu đất trồng
- Hạn chế sự xói mòn đất
- Tích trữ nước và chống hạn hán cho cây trồng.
- Không có các kí sinh trùng gây bệnh như sán, giun,…
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.
- Giúp cây trồng có khả năng chống chịu sự khắt nghiệt thời tiếc tốt hơn phân bón hóa học
Nhược điểm phân rác hữu cơ
- Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phân thấp.
- Cách thực hiện phức tạp và tốn nhiều thời gian ủ dài.
- Có thể mang nhiều mầm bệnh tật hoặc hạt cỏ dại có sẵn trong nguồn nguyên liệu.

Các bước tiến hành ủ rác thải thành phân hữu cơ tại nhà:
Bước 1: Rắc hoặc tưới một lớp men mỏng dưới đáy thùng nhằm giúp đẩy nhanh quá trình lên men.
Bước 2: Bỏ rác có sẵn trong nhà bếp hoặc rác thải hữu cơ đã phân loại vào thùng. Nhưng nếu nhiều nước thì nên vắt bới nhằm cho quá trình lên men được tốt hơn
Bước 3: Rắc nhẹ một lớp men vi sinh lên bề mặt đất trồng . Hàng ngày cũng có thể bổ sung thêm rác hữu cơ lên trên. Khi bổ sung xong thì nên rắc một lớp men lên bề mặt.
Bước 4: Đậy kín ủ trong khoảng từ 15 – 20 ngày rồi có thể lấy ra sử dụng ngay.
Những lưu ý trong quá trình ủ rác nhà bếp:
- Nếu muốn lấy nước ủ tưới cho cây thì nên sử dụng thùng ủ có van mở nước ở đáy thùng. Sau khi ủ được khoảng 7 – 10 ngày thì có thể tiến hành vặn nước ủ ra và pha với nước sạch để tưới cây. Nên pha theo tỉ lệ 1:100 để đạt kết quả tốt nhất.
- Không nên nén chặt rác xuống đáy thùng bởi hiệu quả phân giải sẽ chậm và tốn phí thời gian ủ.
- Không nên sử dụng phân rác khi phân còn nóng vì quá trình lên men vẫn chưa kết thúc.