Chế phẩm sinh học đang được khuyến khích sử dụng trong lĩnh vực nuôi tôm. Cơ chế tác động của chế phẩm sinh học trong nuôi tôm như thế nào? mang lại hiệu quả gì? HUY LONG sẽ giúp bạn.
Cơ chế tác động của chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
-
Chế phẩm sinh học giúp tăng cường phản ứng hệ miễn dịch
Vi khuẩn Bacillus và vibrio sp. Có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm. Hỗn hợp các loại vi khuẩn Bacillus và vibrio sp có tác dụng bảo vệ cơ thể. Giúp cơ thể chống lại những ảnh hưởng của vi khuẩn Vibrio harveyi và vi rút đốm trắng. Sự bảo vệ này được kích thích bởi hệ miễn dịch. Bằng cách gia tăng thực bào và hoạt động của các kháng khuẩn.

-
Giúp cung cấp chất dinh dưỡng đa – vi lượng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi sinh vật có lợi cho quá trình tiêu hóa của thủy sản. Một số vi sinh vật có khả năng hỗ trợ như nguồn thực phẩm bổ sung. Và hỗ trợ các hoạt động của hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa. Có khả năng cung cấp nguồn vitamin hoặc các acid thiết yếu.
-
Chế phẩm sinh học giúp tiết ra các chất ức chế
Trong thực tế thì một số vi khuẩn có lợi có thể tự sản xuất ra siderophores. Siderophores có thể cạnh tranh sắt với những vi sinh vật cần sắt trong môi trường. Nên nó được dùng trong chế phẩm sinh học để cạnh tranh với mầm bệnh. Nhằm ức chế vi khuẩn Vibrio anguillarum, giảm vi khuẩn Vibrio sp. trong nước ương. Và có thể dùng Thalassobacter utilislàm để tăng tỷ lệ sống của ấu trùng tôm.

-
Giúp cạnh tranh dưỡng chất và năng lượng
Do tồn tại nhiều quần thể vi sinh vật trong hệ sinh thái. Nên sẽ có sự cạnh tranh về sinh dưỡng và năng lượng xảy ra. Chủ yếu ở nhóm dị dưỡng như cạnh tranh các chất hữu cơ.
-
Chế phẩm sinh học giúp tôm nuôi tương tác tốt với thực vật thủy sinh
Một số dòng vi khuẩn có thể tiêu diệt một số loài tảo, đặc biệt là tảo gây ra hồng triều. Tuy nhiên, những vi khuẩn này có thể không tốt với bể ương ấu trùng bằng nước xanh. Nhưng nó sẽ có lợi cho sự phát triển quá mức của tảo trong ao nuôi. Ngoài ra còn có nhiều dòng vi khuẩn khác có thể kích thích sự phát triển của tảo.
-
Giúp cải thiện chất lượng của nước
Một số loài nhóm vi khuẩn Bacillus như Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus sp.,… Có tác dụng làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh enzyme phân hủy chấy hữu cơ. Và kiểm soát sự phát triển quá mức của các vi sinh vật có hại gây bệnh. Nhờ cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng, giữ môi trường cân bằng sinh học. Việc phá vỡ các phần tử như protein và chất béo thì cần nhóm vi khuẩn Bacillus. Bởi vì chúng có khả năng tạo ra nhiều enzyme exo. Do đó, khi thêm vào ao nuôi các dòng vi khuẩn Bacillus thường xuyên ở mật độ cao. Thì nó sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn ao tự nhiên không có thêm vi khuẩn.